Dien dan cong nghe moi truong
hj dang ky di
Dien dan cong nghe moi truong
hj dang ky di
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Share|
Tiêu đề

nước thải giấy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

Admin

Admin

Tổng số bài gửi : 20
Points : 64
Reputation : 3
Join date : 03/06/2012
Age : 31
Đến từ : Đồng Nai
Tài năng của Admin
Hạng: Admin
Level:20
Tài năng:/300

Bài gửiTiêu đề: nước thải giấy nước thải giấy EmptyTue Jul 16, 2013 9:10 pm

Lời mở đầu
Giấy là một sản phẩm rất cần thiết cho đời sống, nó phục vụ mọi sinh hoạt cho con người cho mọi đối tượng như giấy tập, giấy bao bì, thùng giấy, giấy vệ sinh…
Để làm được giấy thì người ta cần phải tiêu tốn một lượng lớn bột giấy. Một khi đã hết gỗ để sản xuất thì người ta chặt gỗ trái phép để lấy gỗ làm giấy như thế sẽ làm mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, lũ lụt, và nhiều thiên tai khác kéo đến. Nên con người đã tái chế lại những sản phẩm đã qua sử dụng để tạo thành những sản phẩm mới. Như thế đã góp phần vào bảo vệ môi trường tạo môi trường thân thiện với con người.
Nhưng bên cạnh đó quá trình tái chế giấy đã sản sinh ra một lượng khí thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
I. Giới thiệu về công nghiệp giấy ở Việt Nam
a/Nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy trong nước
Ngành giấy Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ. Công nghiệp tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu giấy tiêu dùng và giấy làm bao bì ngày tăng lên. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người của Việt Nam năm 2000 là 8kg/người/năm, năm 2004 đã là 13kg/người/năm. Hiện nay các nhà máy giấy ở Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu trong nước, còn gần 50% phải nhập khẩu.
b/Tình hình phát triển và vai trò của ngành giấy đối với nền kinh tế
Hiện cả nước có trên 300 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy [Tổng công ty giấy Việt Nam, 2006].
Sản lượng giấy toàn ngành [Niêm giám Thống kê, 2005]:
- Năm 2000: 408.500 tấn.
- Năm 2005: 901.200 tấn.
c/ Phân bố của các doanh nghiệp sản xuất giấy
Các doanh nghiệp sản xuất giấy phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. ở miền Bắc có nhiều doanh nghiệp lớn như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Việt Trì, Hải Phòng và có làng nghề truyền thống lâu đời Phong Khê (Bắc Ninh), nơi tập trung của hơn 130 doanh nghiệp sản xuất giấy. Khu vực miền Trung có Nhà máy giấy Tân Bình. Khu vực miền Nam có các Nhà máy giấy Tân Mai, Đồng Nai, Long An. Ngoài ra, mỗi tỉnh trong cả nước đều có các cơ sở sản xuất giấy thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
II/ Khái quát về ngành giấy:
1/ Các định nghĩa về giấy:
- Giấy là 1 sản phẩm xơ sợi cenlulose có dạng tấm, trong đó sợi và các phần sợi được liên kết với nhau tạo mạng không gian 3 chiều.
- Bột giấy là nguồn nguyên liệu có tính chất xơ sợi dùng để làm giấy. Bột giấy thường có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên người ta có thể làm giấy từ sợi vô cơ hay từ sợi tổng hợp.
- Bìa cactong là sản phẩm giấy cenlulose nhưng xét về cấu trúc và thành phần thì bìa cactong và giấy tương đương nhau. Sự khác biệt rõ nhất giữa 2 nhóm này là bề dày. Các sản phẩm giấy có bề dày ≥3 mm là bìa


2. Vai trò của giấy:
Giấy là một sản phẩm không thể thiếu trong hoạt động đời sống xã hội trên toàn thế giới. Từ xa xưa giấy đã giúp con người lưu trữ được các thông tin của xã hội thời by giờ. Ngày nay mặt dù sự phát triển của công nghệ thông tin phát triển mạnh, nhưng vai trò của giấy vẫn rất quan trọng. Để giúp cho việc học tập, in ấn, báo chí, hội họa phải cần rất nhiều đến giấy, ngoài ra các nhu cầu về bao bì giấy, bìa giấy cũng tăng theo sự pht triển của xã hội.
3. Quy hoạch phát triển ngành giấy tới năm 2010 [Bộ công nghiệp,
1998]
a/Mục tiêu:
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, đến năm 2010 đạt sản lượng 1.050.000 tấn giấy, 1.015.000 tấn bột giấy, đảm bảo 85% - 90% nhu cầu sử dụng trong nước.
b/Quan điểm:
- Về công nghệ:
Đối với các công trình đầu tư xây dựng mới, các dự án cải tạo, mở rộng các cơ sở sản xuất chủ lực của ngành, nhất thiết phải sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, có mức cơ giới hóa, tự động hoá cao nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
Việc đầu tư mua sắm các thiết bị cũ đã qua sử dụng chỉ thực hiện để nâng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có với quy mô sản xuất nhỏ, yêu cầu công nghệ không cao và phải được xem xét kỹ đối với từng dự án cụ thể.
- Về quy mô và công suất các dự án đầu tư
Định hướng phát triển lâu dài, tập trung vào các dự án quy mô lớn để đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
Trong giai đoạn trước mắt, cần đầu tư các dự án quy mô vừa và nhỏ để tận dụng những thế mạnh tại chỗ như nguyên vật liệu, thị trường, nhân lực...
- Về bố trí quy hoạch:
Việc xây dựng các cơ sở sản xuất giấy phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ về địa điểm, đặc điểm vùng nguyên liệu, nhu cầu thị trường, điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng huy động vốn đầu tư.
Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy phải phù hợp với quy hoạch chung của ngành nông nghiệp, gắn với quy hoạch giống cây trồng, điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu), điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng; xác định hợp lý về mô hình tổ chức sản xuất và quản lý các vùng nguyên liệu, chính sách giá nguyên liệu và phương thức thu mua, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
Phát triển công nghiệp giấy, gồm cả vùng nguyên liệu, phải được thực hiện trong mối liên kết chặt chẽ với bảo vệ an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và góp phần vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Về huy động các nguồn vốn đầu tư:
Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài một cách hợp lý, đảm bảo vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng dự án, từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể để quyết định phương thức đầu tư thích hợp: tự đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài.
III/ Các vấn đề môi trường phát sinh liên quan đến ngành giấy:
1/ Ô nhiễm không khí:
a/ Quá trình nghiền bột:
- Bụi sinh ra khi xay. Các khí có mùi trong quá trình sàng rửa, trong các khâu tẩy tắng, khâu chế biến, khâu khử bọt…
- Hơi clo chủ yếu ở khâu tẩy trắng.
- Khí H2S, thoát ra từ nồi cầu trong công đoạn nấu bột.
-Tiếng ồn và độ rung do hoạt động của các máy nghiền, sàng, các động cơ điện.
-Và khí SOx, NOx... thải từ các quá trình đốt nhiên liệu cung cấp cho lò hơi.
b/ Quá trình xeo giấy:
-Trong khâu sấy khô, hơi nước từ các tấm giấy được thổi vào không khí kéo theo các hydrocarbon, các chất trong nguyên liệu gỗ...gây ô nhiễm môi trường.
-Các nguồn nhiệt dư sản sinh từ các nồi hơi, các máy xeo giấy.
-Và ô nhiễm còn do khói thải nhiên liệu từ lò hơi, máy xeo giấy.
c/ Khí thải từ các quá trình đốt nhiên liệu:
- Cung cấp cho lò hơi, máy xeo, lò xông lưu huỳnh... Các nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp bột giấy là nhiên liệu sinh học (phụ phẩm gỗ, vỏ cây và bùn cặn), than đá, dầu và dầu khí, chủ yếu là dầu FO, DO, sản phẩm cháy của các nhiên liệu này chứa nhiều chất khí độc hại như CO, CO2, SOx, NOx, bụi khói...các khí này gây các tác động tiêu cực đến môi trường không khí của khu vực dân cư lân cận.
2/ Ô nhiễm chất thải:
a/ Chất thải rắn:
- Chỉ riêng tại Mỹ, hàng năm Hoa Kỳ tái sinh trên 45 triệu tấn giấy chiếm gần nửa nhu cầu giấy cho toàn quốc. Tuy nhiên vấn đề tái sinh giấy cũng tạo ra một nguồn phế thải mới. Tuy giấy tái sinh cần ít nước, hoá chất, năng lượng, và ít ô nhiễm hơn sản xuất giấy nguyên thuỷ từ cây. Nhưng vì phải xử dụng nhiều chất tẩy (clo) do đó các hoá chất độc hại, nguy cơ tạo ra ung thư sinh ra nhiều hơn. Hiện tại các nhà nghiên cứu để tìm hoá chất thay thế clo trong việc tẩy màu và làm trắng bột giấy.
- Tất cả những nhà máy hiện có hay còn nằm trong trong dự án, hay các nhà máy sản xuất một công đoạn trong công nghệ giấy như là bột giấy, trồng rừng hay gỗ cắt lát mỏng v.v… đều không có hay chưa có hệ thống xử lý phế thải rắn, lỏng và khí hoàn chỉnh. Điều này tạo ra những vấn nạn ô nhiễm môi trường lên những vùng xây dựng nhà máy cũng như những vùng phụ cận cùng những phụ lưu của các sông ngòi qua dòng chảy có chứa ô nhiễm vì công nghệ giấy tạo ra nhiều phế thải lỏng nhất so với các công nghệ sản xuất khác.
b/ Chất thải nguy hại:
Trong quá trình sản xuất giấy, việc xử dụng một lượng lớn hoá chất và chất phế thải cũng là một mối lo lớn cho nhân loại. Như clo dùng để tẩy trắng bột giấy sẽ tạo ra một số hoá chất độc hại như furans và dioxins.
Một phế thải khác cũng không kém phần quan trọng là dung dịch đen. Đây là một dung dịch hình thành trong quá trình phá vỡ những mãng cây mỏng thành bột giấy. Dung dịch này được xử lý bằng cách bốc hơi để có được một hổn hợp màu trắng sau khi tác dụng với vôi sống. Chất sau này sẽ được tái dụng trong việc làm bột giấy.

VI/ Đặc tính nguyên liệu:
1/ Nguyên liệu làm giấy:
Nguyên liệu làm giấy có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: khai thác nguyên liệu thô từ rừng (tre, gỗ, nứa,..) hoặc chúng ta có thể tận dụng nguồn rác thải có thể sử dụng như: trong từng hộ gia đình chúng ta có thể thu những sách, báo tập cũ, những giấy gói khi mua hàng bằng giấy...; các người đi nhặt rác thải thì cũng phân loại riêng những vật liệu bằng giấy bán cho vựa ve chai, ở đây người ta bán lại cho công ty sản xuất giấy tái chế...
Và một nguồn tái chế nữa là bột thu hồi trong quá trình xử lý khí, xử lý nước qua song chắn rác...
















2. Sơ đồ sản xuất giấy:
























3/ Nguồn gốc và đặc tính nước thải:
Có 2 nguồn sản sinh ra nước thải đó là: từ quá trình xeo giấy và trong quá trình làm việc.
Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy sẽ xuất hiện trong dịch thải và sẽ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường nếu không kịp thời thu hồi được dịch đen.
Dịch đen, theo thuật ngữ của ngành giấy, là dịch thải chưng nấu, cũng là nguồn tài nguyên tái sinh trong quá trình tạo bột xeo giấy, bao gồm 70% chất rắn hữu cơ có thể thu hồi để tái sử dụng và 30% chất rắn vô cơ. Cũng vì thế, mức độ ô nhiễm từ nước thải công nghiệp xeo giấy tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi dịch đen.
Ngoài ra, trong quá trình tạo bột xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước.
Những chất ô nhiễm chủ yếu của ngành tạo bột xeo giấy đối với các nguồn nước bao gồm:
Vật huyền phù: là những hạt chất rắn không chìm trong nước, bao gồm chất vô cơ, cát, bụi, quặng…hoặc những chất hữu cơ như dầu, cặn hữu cơ. Nhiều vật huyền phù xả xuống nguồn nước dần dần sẽ hình thành các “bãi sợi” và tạo ra quá trình lên men, từ đó tiêu hao oxy hòa tan trong nước, tác động tới sự sống còn của các sinh vật trong nước, phủ lấp không gian sinh tồn, gây cản trở các hoạt động bình thường…
Vật hóa hợp dễ sinh hóa phân giải: là những thành phần nguyên liệu với số lượng tương đương đã tan trong quá trình tạo bột xeo giấy dễ sinh hóa phân giải, bao gồm các vật có lượng phân tử thấp (chất bán sợi, metanol, axit, loại đường…) Những chất này sẽ bị oxy hóa, do đó cũng tiêu hao oxy hòa tan trong nước, gây tác hại đối với các sinh vật.
Vật hóa hợp khó sinh hóa phân giải: bắt nguồn chủ yếu từ chất đường phân tử lớn và lignin trong nguyên liệu sợi. Những chất này thường có màu, do đó ảnh hưởng đến sự chiếu rọi của ánh sáng vào nguồn nước. Những vật chất này cũng có thể gây biến dị trong cơ thể sinh vật nếu bị hấp thu.
Các vật chất có độc: rất nhiều vật chất có độc đối với sinh vật hiện diện trong nước thải của công nghiệp giấy như colophan và axit béo không bão hòa trong dịch đen, dịch thải của đoạn tẩy trắng, dịch thải đoạn rút xút.
Bên cạnh các vật chất độc hại trên, nước thải của ngành công nghiệp giấy có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến trị số pH của nguồn nước, hoặc làm ngăn cản ánh sáng, tác động đến quá trình quang hợp, từ đó làm mất sự cân bằng sinh thái trong môi trường nước. Đặc tính của nước thải trong quá trình xeo giấy chiếm lượng lớn chất thải có hàm lượng ô nhiễm rất lớn như:

Hàm lượng có trong nước thải Tiêu chuẩn nước loại B2
pH= 7,5-9 pH=5,5-9
BOD=2000mg/l BOD=100mg/l
COD=2500mg/l COD=300mg/l
TSS=3500mg/l TSS=100mg/l
Độ màu=1000Pt-Co Độ màu=150Pt-Co

Mặt khác do quá trình đi lại của công nhân từ ngoài vào trong xưởng hay
nhà máy sẽ mang một lượng đất, cát vào khi mà rửa sàn nhà thì đất, cát này sẽ
đi theo dòng nước ra bể chứa nước thải. Nguồn thải này cũng một phần gây ô
nhiễm nguồn nước thải. Do vậy cũng cần phải xử lý. Nhưng không ảnh nguồn ô
nhiễm này không nguy hiểm đến sức khỏe con người.









































Thuyết minh sơ đồ:
- Trước hết nước thải được đưa qua song chắn rác thô. Song chắn rác có thể đặt cố định hoặc di động cũng có thể là tổ hợp với máy nghiền nhỏ rác thải, các song chắn rác được làm bằng kim loại được đặt ở cửa vào của kênh dẫn để tách các chất thải có kích thước lớn như: bao, bì trong quá trình làm vứt ra; giấy vụn có kích thước lớn các rác thải này sẽ được đem đi chôn lấp. Sau khi được tách rác thô nước thải tiếp tục đi qua song chắn rác tinh, song chắn rác này sẽ giữ lại rác có kích thước bé khoảng 4mm, rác đó chính là bột giấy thu hồi ta đem đi làm bột giấy tái chế. Nước thải tiếp tục đi qua bể lắng ngang.
- Bể lắng ngang được làm bằng vật liệu bê tông, bê tông cốt thép, gạch tùy thuộc vào kích thước yêu cầu của quá trình lắng, điều kiện kinh tế. Bể lắng ngang dòng nước thải theo phương ngang chia làm 4 vùng:
Vùng nước thải: có chức năng phân phối dòng nước thải vào bể lắng theo toàn bộ tiết diện cắt ngang dòng chảy, sao cho không có hiện tượng xoáy ở vùng lắng.
Vùng lắng: chiếm hầu hết thể tích bể lắng.
Vùng xả nước: có chức năng tháo nước trong ra một cách ổn định
Vùng bùn cặn: cần được trang bị các phương tiện tháo bùn bằng phương pháp thủy lực hay cơ khí.
- Dòng chảy nước thải sau khi ra khỏi bể lắng cho qua bể điều hòa để ổn định dòng nước thải. Rồi tiếp tục cho qua bể tuyển nổi.
- Tuyển nổi được sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Nó có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ và nhẹ, lắng chậm trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi trên bề mặt, chúng có thể thu gom bằng bộ phận vớt bột. Ta có thể thực hiện bằng cách sục các bột khí nhỏ vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tổng hợp các bóng khí và hạt đủ lớn để kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bột chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu. Sau đó cho qua bể Aerotank.
- Bể Aerotank có chức năng phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí thành các dạng khí sinh học và các sản phẩm hữu cơ khác.
- Cuối cùng cho qua bể lọc sinh học. Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng trong đó các vi sinh vật sinh trưởng cố định trên lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc. Thường nước thải được tưới từ trên xuống qua lớp vật liệu lọc bằng đá hoặc các vật liệu khác nhau. Cuối cùng thải ra môi trường nước thải đạt loại B.














Kết luận và kiến nghị:
Công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp cần thiết nhất song cũng tiêu hao nhiều tài nguyên nhất, đặc biệt là về rừng và nước, vấn đề xử lý, bảo vệ môi trường luôn đi cùng với sự phát triển bền vững của ngành. Trước khả năng tăng trưởng vượt bậc của ngành giấy chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường một cách hiệu quả hơn.
Trong quy trình sản xuất giấy thì các quá trình tạo ra nguồn nước thải và mang theo tạp chất như:
- Rửa nguyên liệu (chất hữu cơ hòa tan, đất đá, vỏ cây…)
- Nấu, rửa sau nấu (hữu cơ hòa tan, hóa chất nấu, một phần xơ sợi).
- Công đoạn tẩy trắng.
- Quá trình xeo giấy…
- Vậy để xử lý chúng ta cần cho nước thải đi qua các thiết bị xử lý (lắng, lọc, tuyển nổi, keo tụ…) trước khi thải ra môi trường hay tái sử dụng lại.

Danh sách nhóm 3

1. Nguyễn Huy Minh.
2. Nguyễn Hồng Ngọc.
3. Nguyễn Minh Nhật.
4. Nguyễn Thị Nhàn.
5. Thiều Thiên Phú.

Hãy cám ơn bài viết của Admin bằng cáh bấm vào "" nhe!!!

Về Đầu Trang Go down

https://cdmt2.forumvi.net

Tiêu đề

nước thải giấy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
::.
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Dien dan cong nghe moi truong :: Tài Liệu học tập-